(028)3.825.8857

Đo lường năng suất tại doanh nghiệp

20-08-2021

Bạn là người có kiến thức cơ bản về quản lý sản xuất và quản lý chất lượng, bạn muốn bổ sung kiến thức thức về đo lường năng suất tại doanh nghiệp, giúp bạn phân tích đánh giá thực trạng năng suất ở doanh nghiệp của mình và đưa ra được định hướng khắc phục, kiểm soát và cải tiến năng suất. Chuyên gia Trịnh Minh Tâm, nguyên Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, sẽ giúp bạn có kiến thức nền về đo lường năng suất tại doanh nghiệp.

Tổng quan về đo lường năng suất (ĐLNS)

ĐLNS là việc so sánh giữa đầu ra và đầu vào. Tuỳ thuộc vào mục đích xem xét mà lựa chọn các thước đo tương ứng.

Ưu điểm của thước đo NS, là chỉ số có tính đặc trưng nhất đánh giá trình độ phát triển.

Nhược điểm của thước đo NS, là chỉ số có tính kết quả sau cùng nên sẽ trở nên quá muộn nếu chỉ trông chờ vào chúng để kiểm soát - điều chỉnh - cải thiện quá trình.

Ý nghĩa của đo lường năng suất?

Ta không thể khẳng định được những gì ta không nhìn thấy. Việc đo lường khiến ta có thể nhìn thấy được năng suất. Nếu không ĐLNS, bạn không thể quản lý được năng suất, và như vậy không thể quản lý sự phát triển. ĐLNS giúp bạn biết được hiện trạng năng suất công ty; phát hiện những khu vực có vấn đề; xây dựng được tiêu chuẩn để so sánh với đối thủ cạnh tranh; cơ sở để lập chiến lược, chính sách, mục tiêu cải tiến; huy động nguồn lực thông qua chia sẻ thành quả về năng suất.

Các hình thức biểu hiện của năng suất (P)

  • Mức năng suất

Chỉ tiêu mức năng suất cho ta biết kết quả sản xuất được tạo ra từ 01 đơn vị đầu vào là bao nhiêu, cao hay thấp khi đem so sánh với kỳ trước hoặc so sánh với tổ chức khác. (P > 0).

  • Mức tăng năng suất (Δp)

Chỉ tiêu mức tăng năng suất nói lên mức độ tăng giảm tuyệt đối của mức năng suất kỳ báo cáo so với kỳ gốc là bao nhiêu đơn vị. Δp : có thể >0, <0 hoặc =0. Ví dụ: Mức tăng NS 10 sản phẩm/ngày.

  • Tốc độ phát tiển năng suất (IP )

Tốc độ phát triển năng suất cho biết kỳ báo cáo so với kỳ gốc năng suất bằng bao nhiêu lần hoặc bằng bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu tốc độ phát triển sẽ lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 1 (>, <, = 100%).

  • Tốc độ tăng năng suất (İp )

Tốc độ tăng năng suất nói lên kỳ báo cáo so với kỳ gốc mức năng suất tăng thêm bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm. İp: có thể >0; <0 hoăc = 0.  

  • Kết quả sản xuất mang lại do nâng cao năng suất (Δq(p))

Chỉ tiêu này cho biết kỳ báo cáo so với kỳ gốc kết quả sản xuất tăng lên bao nhiêu đơn vị do nâng cao năng suất. ∆q(p) có thể >0, <0 hoặc =0

  • Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất (İq(p))

Chỉ tiêu này cho biết kết quả sản xuất mang lại do nâng cao năng suất bằng bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm so với kết quả sản xuất kỳ gốc. İq(p):có thể >0;<0 hoăc =0.

  • Tỷ phần đóng góp của nâng cao năng suất trong kết quả sản xuất tăng lên (d(p))

Ghi chú: trường hợp ∆q = Q1 – Qo < hoặc = 0 thì khi tính cần tính ∆q theo giá trị tuyệt đối.

Các loại chỉ số (thước đo) năng suất:

Năng suất tổng thể = Tổng đầu ra / Tổng đầu vào

Năng suất bộ phận = Tổng đầu ra / Một yếu tố đầu vào

Năng suất các yếu tố tổng hợp TFP = Tổng đầu ra / (K + L), là năng suất của đồng thời cả vốn và lao động tác động với nhau.

TFP phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng nguồn lực, cơ cấu - chất lượng vốn (K), chất lượng lao động (L), tiến bộ công nghệ, trình độ quản lý, điều kiện văn hoá, tự nhiên, xã hội...

  • Hàm sản xuất đầy đủ, Tổng đầu ra (Y) phụ thuộc: Y=f (K, L, Tài nguyên thiên nhiên, Tiến bộ công nghệ)
  • Hàm sản xuất Cobb-Douglass: Y = A. Kα . Lb : A là Năng suất các yếu tố tổng hợp TFP, nó còn được gọi là Số dư Solow, hàm ý là giá trị sản xuất còn lại (có được do tiến bộ công nghệ mang lại) sau khi đã trừ đi giá trị sản xuất có được do K và L đóng góp.

Bạn muốn có kiến thức cơ bản về đo lường năng suất và phân tích đánh giá thực trạng năng suất ở doanh nghiệp của mình, để đưa ra được định hướng khắc phục, kiểm soát và cải tiến năng suất doanh nghiệp. Hãy tham gia chủ đề “Đo lường năng suất tại doanh nghiệp”.

Chi tiết truy cập: https://phobienkienthuc.doimoisangtao.vn, đây cũng là địa chỉ giới thiệu các chủ đề phổ biến kiến thức trực tuyến và trực tiếp do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với các đối tác tổ chức đồng thời là địa chỉ ghi nhận, tổng hợp các nhu cầu phổ biến kiến thức của cộng đồng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thông tin chi tiết liên hệ: 028.3825.8857 – truyenthong@cesti.gov.vn