10 chiến lược quan trọng nhất trong kinh doanh bán lẻ
01-07-2021“Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và phát triển tốt, nhưng cuộc chơi không dành cho những người nghiệp dư, không biết nghề và làm theo phong trào. Startup tốn kém nhưng không chuyên nghiệp sẽ trở thành “con gà béo” cho những tay chơi thâu tóm”.
Đó là nhận định của Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang - người có trên 20 năm kinh nghiệm marketing quốc tế và tại Việt Nam.
Theo ông Quang “10 chiến lược quan trọng nhất trong kinh doanh bán lẻ”, các Startup cần nằm lòng để trụ vững và thành công trong kinh doanh.
Thứ nhất là thời điểm thâm nhập thị trường.
Thời điểm thâm nhập thị trường là nguyên lý tối thượng, thuộc về quản trị thời gian. Kinh doanh đúng thời điểm cực kỳ quan trọng, có nghiên cứu, phương pháp theo dõi, đánh giá thời điểm thâm nhập và thời điểm rút lui cũng quan trọng như nhau.
Thứ hai là mô hình và cấu trúc sản phẩm.
Mô hình gì, bán mặt hàng gì phải xác định rõ ràng. Một cửa hàng tiện lợi cấu trúc sản phẩm phải khoa học và chuyên nghiệp, phải bán được ngay chứ không thể thay đổi nhiều.
Việc ghi nhận phản hồi khách hàng để thu thập dữ liệu là cực kỳ cần thiết. Khi khách hàng góp ý phải ghi sổ liền, không thể trả lời “không có!”, mà phải bảo đảm khách hàng quay lại có sản phẩm.
Thứ ba, kinh doanh siêu thị là tìm lãi đầu vào chứ không phải đầu ra.
Với siêu thị, giá rẻ là quan trọng nhất. Chiến lược siêu thị là lo săn lùng nguồn cung cấp tốt, độc quyền bao tiêu cả những sản phẩm còn khan hiếm. Người mua phải có hiểu biết về sản phẩm để tìm ra sản phẩm tốt, ưu tiên về trưng bày để quảng bá, và bán ra phải rẻ nhất.
Thứ tư là quy mô và mô hình của quy mô đó.
Một tay chơi đặt quy mô một trăm cửa hàng và một tay chơi đặt quy mô 1.000 cửa hàng là khác hẳn nhau. Đối thủ đầu tư một trăm triệu USD mà mình đầu tư mười triệu thì thôi đừng làm, hoặc phải kích thêm người khác cùng đầu tư hãy làm. Nên mới nói quy mô lớn làm dễ hơn quy mô nhỏ.
Còn mô hình là theo xu hướng, theo thời đại. Đẩy số hoá ra trước hay đẩy siêu thị ra trước, online lợi thế đầu tư thấp, quảng bá tốt, còn offline lợi thế người ta có thể thử sản phẩm. Hai bên phải phối hợp nhịp nhàng với nhau như thế nào?
Thứ năm là lợi thế thương lượng và chiến lược nguồn cung cấp.
Lợi thế thương lượng đi song song với quy mô, càng lớn càng tốt, đó là chìa khoá của lợi nhuận. Cùng một mặt hàng, một siêu thị chiết khấu 15 %, chỗ khác 14%, chênh lệch nhau 1% là lợi nhuận khác hẳn. Đó là phương châm “mua tận gốc, bán tận ngọn”, vừa là nhà phân phối, vừa bán lẻ, nên chắc chắn thắng so với mô hình truyền thống. Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn có lợi thế so với siêu thị về những mặt hàng tươi sống, đặc sản.
Thứ sáu là mạng lưới hậu cần.
Đó là chiến lược liên kết mở thành một chuỗi bán lẻ qui mô. Từ đó, phải đặt ra mạng lưới hậu cần (mạng lưới thu mua). Bài toán bán lẻ đầu tiên là logistic: mạng lưới đầu vào + mạng lưới đầu ra + các kho trung chuyển là một mạng lưới căn bản của logictics. Quá tring vận hành của logictics phải theo tiến độ sản phẩm đầu ra của từng mặt hàng từ đó lập kết hoạch cung cấp đầu vào.
Những yếu tố cơ bản của logictics vận tải gồm mạng lưới kho, mạng lưới vận tải ( xe, tàu thủy, tàu lửa, xe tải, máy bay) và mạng lưới thông tin.
4 chiến lược còn lại gồm Kỹ năng khuyến mãi linh hoạt và đa dạng, theo ngày, theo giờ, theo tháng, theo mùa; Quan hệ khách hàng; Marketing và thương hiệu theo chuỗi giá trị và định vị đa-phân-khúc.
Chi tiết truy cập: https://phobienkienthuc.doimoisangtao.vn, đây cũng là địa chỉ giới thiệu các chủ đề phổ biến kiến thức trực tuyến và trực tiếp do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với các đối tác tổ chức đồng thời là địa chỉ ghi nhận, tổng hợp các nhu cầu phổ biến kiến thức của cộng đồng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thông tin chi tiết liên hệ: 028.3825.8857 – truyenthong@cesti.gov.vn