(028)3.825.8857

Chìa khóa giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thành công

01-07-2021

Theo Quyết định số 844/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST là “Loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, và có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu”.

Từ năm 2016, TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cho hoạt động KH&CN và khởi nghiệp ĐMST. Với mục tiêu góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, như Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2020; quy chế phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST…

Năm 2012, cả nước chỉ có 400 Startup, đến năm 2020, số Startup tăng hơn 4000 (gấp 8 lần). Tuy nhiên, theo ước tính của Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Tập đoàn NextTech với hơn 20 năm khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, mỗi năm thế giới có 50 triệu dự án Startup công nghệ ra đời, ở Việt Nam khoảng 1.000 dự án. Tuy nhiên, trong 3 năm đầu khởi nghiệp, có đến 92% trong số này sẽ thất bại. Lý do, Startup chưa tìm ra được chiến lược phù hợp cho thị trường, cũng như thiếu một hệ sinh thái làm bệ phóng. Ông cho rằng, 49% Startup làm những thứ mà thị trường không cần; 29% do thiếu vốn; 23% do sử dụng sai người...

Để Startup và doanh nghiệp thực sự phát triển bền vững, bản thân người sáng lập cần có những kiến thức nhất định và tạo ra sự đa dạng, những giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Người sáng lập cần bổ sung kỹ năng, kiến thức để xây dựng mô hình kinh doanh bền vững, theo đuổi những giá trị đích thực khi bắt đầu khởi nghiệp ĐMST.

Đó là cần xác định rõ chiến lược, xác định mô hình kinh doanh; mô hình hoạt động phù hợp với định hướng phát triển; xây dựng cơ cấu tổ chức, từng bước sắp xếp - xây dựng văn hóa làm việc và triển khai theo chiến lược, kế hoạch. Tuy nhiên, trên thực tếphần lớn người sáng lập thường giỏi về kỹ thuật và thiếu các kiến thức, kỹ năng về kinh doanh, marketing,… .

Nhằm phổ biến những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp, năng suất chất lượng, sở hữu trí tuệ,… đến cộng đồng, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM xây dựng chương trình giới thiệu kiến thức, miễn phí, dưới hình thức video và các bài viết.

Thông qua chương trình gồm 5 chủ đề: Đổi mới sáng tạo; Khởi nghiệp sáng tạo; Năng suất chất lượng, Quản trị doanh nghiệp và Sở hữu trí tuê. Với 19 chủ đề , mỗi chủ đề có nhiều học phần khác nhau, sẽ giúp cho các Startup và doanh nghiệp có thêm kiến thức tổng quan – đây cũng chính là chìa khóa góp phần khởi nghiệp thành công.

Bên cạnh đó, chương trình học còn nhiều chủ đề thiết thực dành cho giám đốc doanh nghiệp, cán bộ quản lý chất lượng, năng suất, tài chính, kế toán, thuế tham gia. 

Người trình bày là những người đầu ngành, giàu kinh nghiệm, uy tín như Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị Doanh nghiệp, Ông hiện là giảng viên thỉnh giảng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; Chuyên gia Thương hiệu Võ Văn Quang có trên 20 năm kinh nghiệm marketing quốc tế và tại Việt Nam; Ông Trần Đình Cửu - Chuyên gia tư vấn Quản trị doanh nghiệp; Bà Đinh Thị Quỳnh Như, Giám đốc Công ty An Luật; Ông Nguyễn Việt Đức, CEO Innovation Capital Management (ICM)…

Chi tiết truy cập: https://phobienkienthuc.doimoisangtao.vn, đây cũng là địa chỉ giới thiệu các chủ đề phổ biến kiến thức trực tuyến và trực tiếp do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với các đối tác tổ chức đồng thời là địa chỉ ghi nhận, tổng hợp các nhu cầu phổ biến kiến thức của cộng đồng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thông tin chi tiết liên hệ: 028.3825.8857 – truyenthong@cesti.gov.vn