Tổng quan các chủ đề

    ** Anh/chị đã xem video nào vui lòng đánh dấu vào mục “Đã xem” để hệ thống có thể giới thiệu các nội dung phù hợp với anh/chị
  • chung

  • TẬP HUẤN 1 VỚI CHỦ ĐỀ: TÌM KIẾM Ý TƯỞNG SÁNG TẠO VÀ THỰC CHIẾN

    Ngày 30/9/2021, Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo đã khởi động chuỗi sự kiện tập huấn nhằm hưởng ứng Ngày hội khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest 2021. Chương trình tập huấn 1 với chủ đề: "TÌM KIẾM Ý TƯỞNG SÁNG TẠO VÀ THỰC CHIẾN" do diễn giả Trần Anh Tuấn, Cựu Giám đốc Vùng TP.HCM & Giám đốc đào tạo BNI Việt Nam trình bày đã thu hút hơn 200 học viên, đại biểu tham dự, với hàng 100 lượt câu hỏi thảo luận và ý kiến đóng góp rất hấp dẫn và tích cực. Đến dự với Chương trình cũng có đại diện của Ban Tổ chức TECHFEST 2021, Tiến sỹ Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN; Tiến sỹ Bùi Văn Quyền, Phó Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam; Ông Trần Giang Khuê - Trưởng Làng; Ông Lê Vũ Tiến và ông David Martin Nguyễn - Đồng Trưởng Làng- Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo Đặc biệt, chương trình cũng giới thiệu Ban Đào tạo của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, với nữ Trưởng ban Lê Thị Thanh Tâm đến từ Đại học Y Dược TPHCM. Chương trình trực tuyến trên nền tảng Zoom. Nằm trong khuôn khổ các sự kiện TECHFEST 2021, buổi tập huấn 1 nhằm cung cấp những kiến thức về việc xác định vấn đề, tìm kiếm giải pháp và tạo ra giá trị cho sản phẩm dịch vụ. Từ đó, nêu lên những phương pháp tìm hiểu xu hướng và nắm bắt cơ hội, để tạo ra lợi thế cho ý tưởng.Đồng thời, chương trình nhấn mạnh về giá trị rất đặc biệt của tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ có trong mỗi đơn vị, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo: bước đi đầu tiên của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Tại buổi tập huấn, ông Trần Anh Tuấn Cựu Giám đốc Vùng TP.HCM & Giám đốc Đào tạo BNI Việt Nam đã chia sẻ nhiều kiến thức về vấn đề khởi nghiệp (start-up). Ông cho biết một trong những lý do lớn nhất khiến khởi nghiệp thất bại đó là doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vấn đề cần thiết hiện nay đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là tạo ra được hệ sinh thái kinh doanh và mô hình đổi mới sáng tạo. Để làm được vậy thì doanh nghiệp cần có được tư duy sáng tạo về giá trị của của sản phẩm, của doanh nghiệp. Điều đó bắt nguồn từ chính việc tìm kiếm ý tưởng sáng tạo hay nói cách khác tìm kiếm ý tưởng sáng tạo là bước đi đầu tiên của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Vậy làm thế nào để có được ý tưởng sáng tạo? Từ việc những ví dụ điền hình cho doanh nghiệp khởi nghiệp, ông Tuấn đã giúp quý đại biểu tham dự thấy được rõ tầm quan trọng của việc lấy thị trường và khách hàng làm trọng tâm để xác định nhu cầu thị trường, phân khúc thị trường mà doanh nghiệp hướng đến. Song, bằng tư duy đổi mới sáng tạo đi từ ngoài, từ nhu cầu thị trường vào trong- những tài nguyên mà doanh nghiệp có, doanh nghiệp đặt ra cho mình những giả thuyết về sản phẩm. Đây chính là ý tưởng sáng tạo của doanh nghiệp. Ý tưởng này phải là ý tưởng phù hợp giữa vấn đề của thị trường, khách hàng và giải pháp của doanh nghiệp. Ý tưởng này cũng cần phải được phát triển và kiểm định, phải đi vào thực chiến. Ý tưởng ban đầu có thể không phải là ý tưởng cuối cùng nhưng cần kiểm nghiệm sản phẩm là một quá trình được lặp đi lặp lại nhiều lần để tìm sự phù hợp trị trường. Những ý tưởng đổi mới sáng tạo cần gắn với một hệ sinh thái, với một mô hình kinh doanh sáng tạo, ưu việt. Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh công thức khởi nghiệp thành công là tổ chức tạo được giá trị, nắm bắt được giá trị nhằm tạo lợi thế cho mình trong thị trường hoặc trước các nhà đầu tư. Công thức ấy là sự tổ hợp của nhiều yếu tố từ việc chứng minh được sức hút của sản phẩm/ dịch vụ, chào bán sản phẩm/ dịch vụ, định vị được sản phẩm/ dịch vụ đến việc tạo động lực tăng trưởng, quy mô hóa sản phẩm/ dịch vụ và doanh nghiệp. Bằng chứng về những doanh nghiệp khởi nghiệp thành công với công thức ấy cũng được ông Tuấn chia sẻ và phân tích cụ thể trong buổi tập huấn. Chương trình đã mang đến một cái nhìn tổng thể về đổi mới sáng tạo cũng như những kiến thức quan trọng đối với khởi nghiệp sáng tạo, thu hút được rất nhiều câu hỏi và chia sẻ của người tham dự. Là chuyên đề đầu tiên trong chuỗi sự kiện tập huấn của Techfest 2021 về hoạt động đổi mới sáng tạo, chương trình đã để lại những ấn tượng cả số lượng người tham dự và chất lượng buổi tập huấn. Xong đó là động lực để thực hiện những chuyên đề bổ ích ở những buổi tập tiếp theo, góp phần xây dựng cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững.


  • Tập huấn 2 với chủ đề: Sáng kiến và nhận diện tài sản trí tuệ trong Trường đại học, Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp.

     Ngày 09/10/2021, Chương trình do Hội Sáng chế Việt Nam phối hợp Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo tổ chức trong sự kiện Techfest Quốc gia 2021. Chương trình tập huấn 2 với chủ đề: "SÁNG KIẾN VÀ NHẬN DIỆN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ DOANH NGHIỆP." Buổi tập huấn giúp các học viên nhìn nhận được nhiều khía cạnh cũng như giải đáp được những khó khăn vướng mắc, cập nhật các kiến thức mới về quản lý tài sản trí tuệ một cách khoa học và hiệu quả hơn. Đồng thời, chương trình cũng nhấn mạnh về giá trị rất đặc biệt của tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ có trong mỗi đơn vị, tổ chức, Viện nghiên cứu, Trường đại học và Doanh nghiệp. Đến dự Chương trình ông Bùi Văn Quyền, Phó Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam; ông Trần Giang Khuê Trưởng Làng - Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo; ông David Martin Nguyễn, Đồng Trưởng Làng và bà Lê Thị Thanh Tâm đến từ Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Trưởng Ban đào tạo - Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo; cùng với hai diễn giả chính của chương trình ông Võ Hưng Sơn, Trưởng Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở - Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Hồng Quang, Chánh văn phòng, Nghiên cứu viên tại Viện Quản trị Tài sản trí tuệ Minh Đức Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút hơn 200 học viên, đại biểu tham dự, với nhiều câu hỏi thảo luận và ý kiến đóng góp rất hấp dẫn và tích cực. Mở đầu chương trình, ông Bùi Văn Quyền đã có những chia sẽ về tầm quan trọng của việc nhận diện tài sản trí tuệ thông qua hoạt động nghiên cứu, hoạt động giảng dạy và hoạt động đổi mới sáng tạo đây là một nội dung rất đa dạng. Bên cạnh đó, Ông nhấn mạnh rằng việc hỗ trợ, tổ chức các hoạt động về sở hữu trí tuệ giúp các Trường đại học , Viện nghiên cứu, Doanh nghiệp trở thành kho trí thức lớn từ đó hình thành sự liên kết giữa các Trường, các Viện và Doanh nghiệp tiến lại gần nhau hơn, đánh giá một cách chính xác và toàn diện giá trị của các tài sản trí tuệ. Chuyên đề 1: Từ sáng kiến đến tài sản trí tuệ. Tại buổi tập huấn, với chuyên đề “Từ sáng kiến đến tài sản trí tuệ.” ông Võ Hưng Sơn, Trưởng Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở - Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp các học viên hiểu rõ hơn về một số quy định, các hoạt động sáng kiến bao gồm: tạo ra sáng kiến; áp dụng, công nhận; thực thi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và tác giả sáng kiến, … thông qua các ví dụ cụ thể tình huống. Chuyên đề 2: Nhận diện tài sản trí tuệ trong Trường đại học, Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp. Với chuyên đề “Nhận diện tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp” của ông Nguyễn Hồng Quang, Chánh văn phòng, Nghiên cứu viên tại Viện Quản trị Tài sản trí tuệ Minh Đức Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều chia sẻ bổ ích về nhận diện Tài sản trí tuệ gồm 4 từ khoá chính: Why (Tại sao? – rủi ro và lợi ích mang lại từ tài sản trí tuệ), What (Tài sản trí tuệ là gì?), How (Quản trị tài sản trí tuệ như thế nào?) và cuối cùng Who (Ai là người quản trị và nhận diện tài sản trí tuệ?). Cùng với đó là một số quy định về nhận diện tài sản trí tuệ giúp học viên có thể hiểu rõ hơn về: quyền tác giả, quyền chủ sở hữu, … lợi ích: tỷ lệ phần đóng góp vào việc hình thành tài sản, việc chuyển hoá chức năng và giúp hạn chế được những tổn thất, thất thoát tài sản trí tuệ không đáng có. Tại chuyên đề này ông tập trung khai thác vào các tác phẩm và sáng chế, vì các tác phẩm thường liên quan đến việc nghiên cứu khoa học ở trường và viện, cũng như các sáng chế thu hút được nhiều sự chú ý quan tâm từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ông cũng có những chia sẻ về việc nhận diện tài sản trí tuệ rằng: “Trong quá trình phối hợp nghiên cứu và làm việc thường mang đến khá nhiều rủi ro: rủi ro về nhân sự, rủi ro về vật chất và nguồn lực bên ngoài. Ví dụ: quyền tác giả và quyền độc quyền sáng chế, bảo mật thông tin... Sau khi xác định rõ tài sản trí tuệ, chúng ta cần có cách quản trị tương ứng để có thể đưa ra sách lược, xác lập quyền, khai thác quyền và bảo vệ quyền, … giúp khai thác một cách tối ưu và hiệu quả tài sản trí tuệ của mình.” Chương trình đã mang đến một cái nhìn tổng thể về các kiến thức quan trọng về sáng chế và nhận diện tài sản trí tuệ, thu hút được rất nhiều câu hỏi và sự chia sẻ của học viên từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp. Đây cũng là chuyên đề trong chuỗi sự kiện hưởng ứng chương trình phát động hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest 2021 đã để lại nhiều ấn tượng với người tham gia và là nguồn động lực tiếp bước cho những chuyên đề bổ ích ở các buổi tập huấn tiếp theo, góp phần xây dựng cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững.

     


  • Tập huấn 3 với chủ đề: : THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SÁNG CHẾ VÀ TRA CỨU THÔNG TIN SÁNG CHẾ

    sự thành công buổi tập huấn thứ 3 trong chuỗi tập huấn của Làng sáng chế Techfest 2021 với chủ đề: “Kỹ năng khai thác thông tin và thủ tục xác lập quyền sáng chế” được diễn ra vào lúc 13h30 ngày 16/10/2021 đã thu hút hơn 200 quý đại biểu tham gia. Buổi tập huấn có sự tham gia của GS.TS. Trần Quốc Thắng - Nguyên thứ trưởng bộ KH & CN, Chủ tịch Hội sáng chế Việt Nam, Ông Trần Giang Khuê - trưởng làng SC và DN ĐMST, Ông Hoàng Đức Thảo - Tổng giám đốc công ty cổ phần khoa học công nghệ Việt Nam Busaco - đồng Trưởng làng SC và DN ĐMST cùng các đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và đặc biệt là các nhà sáng chế,.. Sau hơn 4 tiếng trao đổi về thủ tục xác lập quyền SC và kỹ năng tra cứu thông tin SC đến từ hai diễn giả: Ông Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc hãng luật Vũ gia và patterns với chuyên đề “Thủ tục xác lập quyền sáng chế” và Bà Đoàn Thu Trang trưởng đại diện Questel Việt Nam với chuyên đề “Kỹ năng khai thác thông tin”, buổi tập huấn giúp quý đại biểu có cái nhìn tổng quan về thủ tục nộp đơn, các lưu ý và kỹ năng tra cứu thông tin sáng chế, làm sao tăng khả năng xác lập quyền SHTT và như chúng ta đã biết tầm quan trọng của SHTT, đứng đằng sau những văn bằng độc quyền, các hình thức bảo hộ độc quyền, quyền SHTT thì SHTT ngày nay là một lĩnh vực vô cùng năng động có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống văn hoá, kinh tế và xã hội.

  • Tập huấn 4 VỚI CHỦ ĐỀ: THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH

    Buổi tập huấn thứ 4 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và mô hình kinh doanh” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 24/10/2021.
    Tại buổi tập huấn có sự tham gia của TS. Bùi Văn Quyền – Phó Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam, ông Lê Toàn Thắng – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia, ông Lê Vũ Tiến - Bí thư Đoàn thanh niên Bộ KH&CN-Đồng Trưởng làng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST cùng các đại biểu đến từ các cơ quan, ban ngành, trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp, các nhà sáng chế, nhà khoa học và các phóng viên báo đài trên cả nước cùng tham dự. Trước sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 cùng việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến sự lưu thông hàng hoá, kéo theo sự thay đổi xu hướng chi tiêu làm tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị. Tiêu chí an toàn, tiện lợi và tiêu dùng xanh đã buộc các đơn vị Doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo và thay đổi mô hình kinh doanh mới cho phù hợp với bối cảnh "bình thường mới"hiện nay . Sau hơn 3 giờ chia sẻ của hai diễn giả: Bà Đặng Mỹ Châu – Cố vấn chiến lược NATEC thuộc Bộ KH&CN với chuyên đề “Thúc đẩy hoạt động ĐMST” và Ông Trần Anh Tuấn – Cựu Giám đốc đào tạo BNI với chuyên đề “Mô hình kinh doanh, marketing tăng trưởng”, đã giúp quý đại biểu có cái nhìn tổng quan về sự ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến tình hình kinh tế, trước sự phá vỡ các chuỗi cung ứng của các ngành nghề dẫn đến sự khởi động lớn và chuyển đổi mô hinh kinh doanh, xu hướng tất yếu để giúp doanh nghiệp để cải tiến hiệu quả kinh doanh hiện hữu, sự cạnh tranh hiện nay dựa vào mô hinh kinh doanh chứ không còn cạnh tranh sản phẩm hay dịch vụ. Tất cả yếu tố liên quan đến khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để tiếp tục ứng phó với đại dịch COVID-19, cũng như chống đứt gãy trong chuỗi sản xuất kinh doanh, khôi phục kinh tế trong thời gian tới.

  • TẬP HUẤN 5 VỚI CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU, THIẾT LẬP NHÃN HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

    Với nền kinh tế phẳng hội nhập toàn cầu, nhu cầu đòi hỏi cao hơn ngày càng khắt khe đòi hỏi các sản phẩm cần đạt chất lượng cao, giá thành ổn định và đầy tính cạnh tranh. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các sản phẩm của hầu hết doanh nghiệp là phải xác định được “tên tuổi và chỗ đứng" trên thị trường trong và ngoài nước.
    Nền kinh tế tri thức đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đổi mới sáng tạo xây dựng, bảo vệ và truyền thông thương hiệu nhãn hiệu của doanh nghiệp mình như thế nào để có thể cạnh tranh trên thị trường giúp các doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình cũng như giá trị của các sản phẩm, có thể hạn chế được tình trạng hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, mang đến nhiều giá trị, nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh và cho xã hội.
    Chương trình tập huấn 5 có sự tham dự của hơn 100 khách mời tham dự, bao gồm các Nhà Sáng chế, các Nhà Nghiên cứu; đại diện của các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu, Cơ quan quản lý, thực thi pháp luật Sở hữu trí tuệ; các Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đặc biệt là các Thành viên của các Làng công nghệ khác trong Techfest 2021, cùng các cơ quan báo đài trung ương và địa phương
    Tại buổi tập huấn 5, đại biểu tham dự được lắng nghe những chia sẻ, những kinh nghiệm thực tiễn đến từ các diễn giả với nhiều năm kinh nghiệm và nổi tiếng trong các lĩnh vực, với các chủ đề cụ thể như:
    - Kỹ năng xây dựng thương hiệu và thiết lập nhãn hàng hóa dịch vụ cách thức bảo vệ và truyền thông như thế nào hiệu quả;
    - Kỹ năng khai thác thông tin tra cứu và thủ tục xác lập quyền SHTT về nhãn hiệu
    Bên cạnh đó, đây cũng là một diễn đàn để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các chuyên gia, các cơ quan/ban ngành … cùng gặp gỡ, kết nối, chia sẻ và thảo luận nhằm tìm ra các cơ chế chính sách, quy định pháp luật, các giải pháp thực tiễn để phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung về nhãn hiệu nói riêng và lan tỏa tri thức đến cộng đồng xã hội.
    Đây là Chương trình hưởng ứng hoạt động khởi nghiệp ĐMST techfest quốc gia 2021 Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam tổ chức nằm trong chuỗi sự kiện tập huấn 10 buổi của Làng.

Ghi danh (Người xem)